A. Sơ lược về cây sen
Sen là một loại cây mọc ở dưới nước, thân rễ hình trụ mọc ở trong bùn thường gọi là ngó sen (ngẫu tiết) và ăn được, lá (liên diệp) mọc lên khỏi mặt nước, cuống lá dài, có gai nhỏ, phiến lá hình khiên, to, đường kính 60-70cm có gân toả tròn. Hoa to có nhiều màu: trắng hoặc đỏ hồng, đều lưỡng tính. Đài sen dài 3-5cm, màu xanh lục. Nhị nhiều, bao phấn 2 ô, nứt theo một kẽ dọc. Trung đới mọc dài ra thành một phần hình trắng thường gọi là gạo sen dùng để ướp trà. Nhiều lá noãn rời nhau đựng trong một đế hoa loe ra thành hình nón ngược gọi là gương sen hay liên phòng. Mỗi lá noãn có 1-2 tiểu noãn. Quả (thường gọi là hạt sen) chứa một hạt (liên nhục) không nội nhũ. Hai lá mầm dày. Chồi mầm (liên tâm) gồm 4 lá non gập vào phía trong.
Sen được trồng ở nhiều nơi trong nước ta để ăn và dùng làm thuốc. Mùa thu hái vào các tháng 7-9.
B. Thành phần hoá học
Năm 1970, D. Cunitomo ( J. Pharm. Soc. Jap., 1970, 90, 9,1165) đã tách được từ lá sen các chất anonain, pronuxiferin, N-nornuxiferin, liriodenin, D. N. metylcoclaurin, N- metylcoclaurin C18H, 03N, N-metylizocodaurin C17H2tO, pronuxiferin C19H2103N liriodenin, spermatheridin C16H1902N, dehydronuxiferin C19H1902N, dehydro-roemerin C18H1502N, dehydroanonain C17H1302N, roemerin, nuxiferin và O.nornuxiferin. Lá sen-hà diệp có chứa nhiều ancaloit: nuxiferin C19H2102N, N-nornuxiferin C18H1902N. anonain C17Hl502N, roemerinC18H17O2N, armepavin C|9H2303N, nelumboxit C27H28O18-6 1/2H2O (Dược học học báo, 1961, 81, 1158). Có tác giả còn thấy vitamin C (C. A., 1961, 55, 7564c), axit xitric, axit tactric, axit oxalic, axit succinic (Hoá học học báo, 1957, 23, 201).
Trong liên tâm có asparagin NH2COCH2CH (NH2)-COOH và một ít ancaloit chừng 0,06%: Nelumbin là một chất màu trắng có vị rất đắng, thể đặc cứng dòn ở 40-45°C, trên 650°C là một chất sền sệt, dễ tan trong rượu, trong clorofoc, ête etylic, axeton, axit loãng và cồn amylic, nhưng gần như không tan trong ête đầu hoả, cho kết tủa với các thuốc thử ancaloit.
C. Công dụng của Hoa sen chữa bệnh mất ngủ tim hồi hộp
1. Tâm sen
Chào bạn Tâm sen, còn được gọi là tim sen, liên tâm, liên tử tâm, là phần lá mầm có trong mỗi hạt sen. Tim sen có vị đắng, tính hàn, có chứa các thành phần như: nucifera, nelumbin, liensinin,… có tác dụng dưỡng tâm an thần, chống rối loạn nhịp tim, cải thiện lưu lượng tuần hoàn động mạch vành, ổn định một số chức năng trong cơ thể giúp cải thiện giấc ngủ. Tâm sen dùng tốt cho người mất ngủ thể nhiệt với biểu hiện: mất ngủ kèm theo bốc hỏa, ù tai, miệng khô, chất lưỡi đỏ, mạch tế sác. Những người mất ngủ ở thể hư nhược, thể hàn với biểu hiện: khi ngủ hay mê, dễ tỉnh giấc, mỏi mệt, ăn uống giảm sút, chất lưỡi nhợt, rêu lưỡi mỏng, mạch tế nhược… mà dùng tâm sen thì bệnh nặng hơn.
Ngoài ra, uống tâm sen dễ gây rối loạn tiêu hóa hay đi ngoài phân lỏng. Thành phần có tác dụng an thần của tâm sen là các alcaloid. Dùng lâu ngày dễ bị tích lũy độc tính trong cơ thể. Do đó trước khi sử dụng, bệnh nhân cần được thăm khám để biết chính xác tình trạng bệnh.
Cách sử dụng tâm sen đúng cách như sau:
- Lựa chọn kỹ tâm sen có nguồn gốc rõ ràng, không nấm mốc, đảm bảo chất lượng để tránh bị nhiễm độc khi uống.
- Sao vàng trước khi sử dụng để giảm tính hàn (lạnh) của tâm sen. Kiểm soát liều dùng phù hợp với bản thân.
- Không nên dùng liên tục trên 1 tháng để tránh tích lũy gây độc với cơ thể.
- Cần sử dụng thêm các thảo dược giúp phục hồi thần kinh để tạo giấc ngủ ổn định, bền vững.
2. Ngó sen (Liên ngẫu)
Ngó sen là phần non nhất của cọng lá sen, nằm sát gốc của cây sen. Khi những lá sen non vừa mọc và nổi lên trên mặt nước, lá vẫn còn cuốn lại thành một vòng thì những người ta sẽ dùng tay đưa dọc theo cọng lá sen xuống tới gốc sen, vừa rút nhẹ và vừa bẻ để lấy được hết phần ngon nhất. Ngó sen có màu trắng sữa, giòn, sờ vào mát lạnh.
Trong ngó sen có asparagin 2% acginin, trigonelin, lyrocin, ête photphoric, glucoza, vitamin C. Trigonelin C-PLNO, kết tinh trong rượu loãng sẽ ngậm 1 phân tử nước. Nếu đun tới 100°C sẽ mất nước. Độ chảy 2180 rất dễ tan trong nước, trong rượu, gần như không tan trong ête và clorofoc.
Công dụng và liều dùng: Theo Đông y, ngó sen có vị ngọt, tính ấm, có tác dụng thanh nhiệt, thải độc, lọc máu, làm sạch đường ruột, trị hôi miệng, nghẹt mũi, xuất huyết sau sinh… Ngày dùng từ 6-l2g dưới dạng thuốc sắc.
3. Thạch liên tử – thảo dược quý
Thạch liên tử có tên khoa học là Fructus Nelumbinis, ta vẫn gọi nhầm là hạt sen chính là quả sen, có vỏ quả, nếu bóc lấy hạt, ta sẽ được liên nhục hay liên tử (Semen Nelumbinis). Trong liên nhục, người ta đã phân tích thấy có nhiều tinh bột, trigonelin, đường (raffinoza) C18H320165H20, protit 16,6%, chất béo 2%, cacbon hydrat 62%-canxi 0,089%, photpho 0,285%, sắt (Fe) 0,0064%.
Công dụng và liều dùng: Thạch liên tử thường dùng chữa lỵ cấm khẩu với liều từ 6 đến 12g dưới dạng thuốc sắc.
4. Liên nhục
Chữa di tinh, mất ngủ, thần kinh suy nhược. Ngày dùng từ 10 đến 30g dưới dạng sắc hay thuốc bột. Theo tài liệu cổ liên tử vị ngọt, tính bình. Có tác dụng bổ tỳ, dưỡng tâm, sáp trường, cố tinh. Dùng chữa tỳ hư sinh tiết tả (ỉa chảy), di mộng tinh, băng lậu, đới hạ.
5. Liên phòng
Liên phòng là gương sen già sau khi đã lấy hết quả rồi, phơi khô. Trong liên phòng có protit 4,9%, chất bé 0,6%, cacbon hydrat 9%, carotin 0,00002%, nuclein 0,00009%, vitamin C 0,017%.
Công dụng và liều dùng của liên phòng:
- Thuốc cầm máu: Dùng chữa bệnh đi đại tiện ra máu, bệnh băng đới. Ngày dùng 15-30g dưới dạng thuốc sắc. Theo tài liệu cổ liên phòng có vị đắng, chát, tính ôn, vào 2 kinh can và lâm bào. Có tác dụng tiêu ứ, cầm máu. Dùng chữa ứ huyết bụng đau, đẻ xong nhau chưa ra, băng huyết, tiểu tiện ra máu, tiểu tiện khó khăn.
- Đơn thuốc chữa băng huyết sau khi đẻ: Gương sen 5 cái, hương phụ 80g. Đốt cháy, tán nhỏ. Ngày uống 8-24g, chia 2-3 lần uống.
6. Lá sen:
Trong lá sen có chừng 0,20-0,30% tanin, một lượng nhỏ ancaloit gồm nuxiferin C19H21O2N, nonuxiferin C18H1902N và roemerin C18H1702N các chất khác chưa rõ. Trong cuống lá có một lượng nhỏ roemerin và nonuxiferin.
Công dụng và liều dùng:
Thường người ta cho lá sen cùng một công dụng với gương sen, Nhưng khi bệnh cấp thì dùng lá sen. Liều dùng 15-20g: Dưới dạng thuốc sắc. Theo tài liệu cổ lá sen vị đắng tính bình, vào 3 kinh can, tỳ và vị. Có tác dụng thăng thanh tán ứ, thanh thử hành thuỷ. Dùng chữa thử thấp tiết tả, thủy chí phù thũng, lôi đầu phong, nôn ra máu, máu cam, băng trung huyết lỵ.
7. Liên tu
Liên tu (tên khoa học: Stamen Nelumbinis) tức là tua nhị đực của hoa sen bỏ hạt gạo đi, rồi phơi khô.
Thành phần hoá học: Tanin, các chất khác chưa rõ.
Công dụng và liều dùng.
Chữa băng huyết, thổ huyết, di mộng tinh, trĩ bạch đới, đái dầm, đái nhiều.
Dùng riêng hoặc phối hợp với hạt sen.Ngày dùng 5-10g, sắc uống dưới dạng thuốc sắc.
Trên đây là những tổng hợp của Trà sen Tháp Mười về những giá trị mà Hoa sen chữa bệnh mất ngủ tim hồi hộp cho quý vị cùng tham khảo. Mong rằng bài viết này sẽ đem lại nhiều giá trị có ích cho quý vị trong việc tìm những nguyên liệu tự nhiên tốt cho sức khỏe con người.